• Tiếng Việt
  • Tiếng Việt
  • CÁCH TÍNH THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP

    Tính thuế GTGT trực tiếp là phương pháp doanh nghiệp tính thuế GTGT để nộp theo tỷ lệ trên doanh thu theo từng ngành nghề kinh doanh và tùy từng ngành nghề kinh doanh sẽ có mức tỷ lệ khác nhau quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 219/2013/TT-BTC.

     Đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp

    - Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo quy định;

    - Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo quy định;

    -  Hộ, cá nhân kinh doanh;

    - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí;

    - Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

     Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Trường hợp 1: Đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

    Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý 

    =

    (

    Giá thanh toán bán ra 

    -

    Giá thanh toán mua vào tương ứng

    )

    x

    10%

    Trong đó:

    • Giá thanh toán bán ra: Là giá trên hóa đơn, bao gồm tiền công chế tác, thuế GTGT, và các khoản phụ thu.

    • Giá thanh toán mua vào: Là giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào nội địa hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT.

    - Quy định hạch toán:

    • Phải hạch toán riêng hoạt động này để xác định số thuế GTGT phải nộp  theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

    - Quy định bù trừ thuế GTGT:

    • Số thuế GTGT âm (<0): Được bù trừ vào số thuế GTGT dương (>0) cùng kỳ.

    • Số thuế GTGT dương không đủ bù trừ: Số thuế GTGT âm được kết chuyển vào kỳ kê khai thuế tiếp theo trong cùng năm.

    - Kết thúc năm dương lịch: 

    • Số thuế GTGT âm không được kết chuyển sang năm sau (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 209/2013/NĐ-CP).

     

    Ví dụ: Công ty A chuyên kinh doanh mua bán và chế tác vàng, bạc, đá quý. Trong tháng 6, công ty A có các hoạt động và số liệu như sau:

    Tổng giá trị bán ra của vàng, bạc, đá quý: 500 triệu đồng.

    Tổng giá trị mua vào của vàng, bạc, đá quý: 400 triệu đồng.

    => Theo phương pháp trực tiếp, thuế GTGT phải nộp được tính dựa trên giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra.

    Thuế GTGT = Tổng giá trị bán ra - Tổng giá trị mua vào = 500tr – 400tr = 100 triệu đồng

    Thuế GTGT phải nộp = 100tr x 10% = 10 triệu đồng

     

     Trường hợp 2: Đối với các hoạt động khác (không bao gồm các hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý)

    Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp 

    =

    Doanh thu 

    x

    Tỷ lệ %

     Trong đó:

    • Doanh thu để tính thuế GTGT bao gồm tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn, bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm. 

    • Các cơ sở kinh doanh không áp dụng tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu từ hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế và hàng hóa xuất khẩu. 

    - Tỷ lệ % để tính thuế GTGT phụ thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh. 

    1%

    • Phân phối, cung cấp hàng hóa ((Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng).

    5%

    • Dịch vụ.
      Xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu ( bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).

    3%

    • Sản xuất.

    • Vận tải.

    • Dịch vụ có gắn với hàng hóa.

    • Xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu ( bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).

    2%

    • Hoạt động kinh doanh khác.

     - Lưu ý:

    • Cơ sở sản xuất kinh doanh phải khai thuế theo nhóm lĩnh vực, ngành nghề với mức tỷ lệ tương ứng.

    • Nếu không xác định được doanh thu theo từng nhóm, áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của các nhóm ngành tham gia.

    • Nếu hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm nhiều hoạt động với các tỷ lệ thuế GTGT khác nhau, áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của các nhóm ngành liên quan để tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp.

     

    Ví dụ: Công ty B áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp, hoạt động chính ở 2 lĩnh vực là: Bán buôn, bán lẻ hàng điện tử & nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Trong quý 1/2024, hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:

    Xuất 150 hóa đơn bán hàng cho lĩnh vực bán buôn, bán lẻ hàng điện tử: Tổng số tiền trên 150 hóa đơn là 450 triệu (trong đó thu được 400 triệu, còn 50 triệu khách hàng chưa thanh toán).

    Xuất 300 hóa đơn bán hàng và dịch vụ cho lĩnh vực nhà hàng ăn uống: Tổng số tiền trên 300 hóa đơn là 900 triệu (đã thu đủ tiền).

    Yêu cầu: Xác định số thuế GTGT phải nộp của quý 1/2024 cho công ty B.

    Bước 1: Xác định doanh thu để tính thuế GTGT

    Doanh thu từ hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng điện tử: 450 triệu (Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa).

    => Doanh thu từ hoạt động nhà hàng và dịch vụ ăn uống: 900 triệu

    Bước 2: Xác định tỷ lệ % theo từng nhóm ngành nghề

    Nhìn vào bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu được Ban hành kèm theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC, chúng ta xác định được:

    -        Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ 1%

    -        Hoạt động dịch vụ ăn uống: tỷ lệ 3%

    Bước 3: Tính số thuế GTGT phải nộp cho từng ngành nghề:

    Số thuế GTGT phải nộp cho hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng điện tử: 450tr x 1% = 4,5tr đồng

    Số thuế GTGT phải nộp cho hoạt động nhà hàng và dịch vụ ăn uống: 900tr x 3% = 27tr đồng

    => Tổng số thuế GTGT phải nộp cho quý 1/2024 của công ty B là:  4,5tr + 27tr = 31,5tr đồng

     

    Sự khác biệt tính thuế trực tiếp và cách tính thuế khấu trừ

    - Điểm giống nhau giữa cách tính thuế GTGT trực tiếp và cách tính thuế GTGT khấu trừ:

    Áp dụng cho việc kê khai tạm tính và thủ tục quyết toán đối với thuế TNCN và thuế TNDN. Đều sử dụng các chứng từ, sổ sách và các báo cáo tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh.

    - Điểm khác nhau:

    Đặc điểm so sánh

    Phương pháp tính thuế trực tiếp

    Phương pháp tính thuế khấu trừ

    Căn cứ pháp lý

    Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bổ sung năm 2016.

    Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế Giá trị gia tăng.

    Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa các Thông tư để cải cách, đơn giản các TTHC về thuế.

    Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bổ sung năm 2016.

    Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế Giá trị gia tăng.

    Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa các Thông tư để cải cách, đơn giản các TTHC về thuế.

    Đối tượng áp dụng

    Đơn vị có doanh thu dưới 1 tỷ đồng, không bao gồm các đơn vị đăng ký tự nguyện kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ.

    Các doanh nghiệp hay HTX mới thành lập, không bao gồm trường hợp đăng ký tự nguyện kê khai theo phương pháp khấu trừ.Các hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh.

    Các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài đang kinh doanh ở Việt Nam nhưng không theo Luật đầu tư và các tổ chức không thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán được quy định.

    Các tổ chức kinh tế không thuộc HTX hay doanh nghiệp, không bao gồm trường hợp đã đăng ký nộp thuế bằng phương pháp khấu trừ.

    Cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hay cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng/ năm và thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán theo quy định.

    Cơ sở kinh doanh đã đăng ký tự nguyện kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, không bao gồm cá nhân, hộ kinh doanh tính thuế trực tiếp.

    Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ/hàng hóa nhằm tìm kiếm, phát triển và thực hiện khai thác dầu khí tiến hành nộp thuế bằng cách khấu trừ do đơn vị Việt Nam kê khai thay.

    Số thuế cần nộp

    Tổng thuế cần nộp = doanh thu x tỷ lệ %.

    Tổng thuế cần nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ.

    Thuế suất

    Tỷ lệ % để tính thuế GTGT được quy định theo từng hoạt động cụ thể:

    Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

    Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

    Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

    Hoạt động kinh doanh khác: 2%

    Có 05 loại thuế suất áp dụng với từng nhóm hàng hóa, dịch vụ, cụ thể:

    Không tính thuế;

    Thuế suất đặc thù;

    Thuế suất 0%;

    Thuế suất 5%;

    Thuế suất 10% (áp dụng đối với tất cả hàng hóa, dịch vụ không nằm trong 4 nhóm trên).

    Hóa đơn sử dụng

    Hóa đơn bán hàng 02GTTT3/001 (theo mẫu số 5.2 Phụ lục 5 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC).

    Hóa đơn GTGT 01GTKT3/001 (theo mẫu số 5.1 Phụ lục 5 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC).

    Khai thuế GTGT

    Mẫu 04/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC).

    Mẫu 01/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC).

     

    Ngoài ra, phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp cũng có những ưu điểm cụ thể như sau:

    • DN không cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không khấu trừ thuế GTGT đầu ra;

    • Tỷ lệ thu thuế GTGT thấp, chỉ từ 1-5% tùy theo từng ngành nghề.

    Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Trường hợp 1:  Tách riêng ngay số thuế GTGT phải nộp khi xuất hóa đơn, thu tiền Trường hợp 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp theo PP trực tiếp, định kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp kế toán ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng.

    Nợ các TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán

    Có các TK 511, 515, 711: Giá chưa thuế GTGT

    Có TK 3331: Số tiền thuế GTGT bán ra

    Khi nộp thuế GTGT:

    Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT phải nộp

    Có TK 111, 112

    • Ghi nhận doanh thu:

    Nợ TK 111, 112, 131,...: Tổng giá trị thanh toán

    Có TK 511, 515, 711: Giá bao gồm thuế GTGT

    • Định kỳ ghi giảm doanh thu, thu nhập:

    Nợ các TK 511, 515, 711: Số tiền thuế GTGT phải nộp

    Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

    • Khi nộp thuế GTGT:

    Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

    Có TK 111, 112

     

     

    - Hạch toán thuế GTGT mua vào

    Những cơ sở, tổ chức kinh doanh đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT mua vào sẽ không được khấu trừ (tức là không hạch toán lên tài khoản 133) mà tính luôn vào nguyên giá của hàng hóa, dịch vụ… hoặc tính trực tiếp vào chi phí để tính thuế TNDN.

    - Lưu ý: 

    • Lập sổ sách kế toán đầy đủ: Để đảm bảo việc kê khai và nộp thuế đúng quy định, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần lập sổ sách kế toán đầy đủ và chính xác.

    • Kiểm tra và lưu giữ hồ sơ: Các hồ sơ, chứng từ liên quan đến kê khai và nộp thuế GTGT cần được lưu giữ cẩn thận để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế.